Sân trung lập là một khái niệm quen thuộc trong giới người hâm mộ bóng đá. Mặc dù từng nghe nhắc tới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sân trung lập trong bóng đá là gì. Bài viết dưới đây, chuyên mục bên lề sân cỏ sẽ giải đáp những thắc mắc này và giúp bạn hiểu sâu hơn về khái niệm sân trung lập trong thế giới thể thao vua.

Sân trung lập trong bóng đá là gì?

Trong bóng đá, khi một trận đấu được tổ chức theo thể thức hai lượt (lượt đi và lượt về) hoặc thể thức sân nhà sân khách, đội chủ nhà thường được quyền chọn sân nhà để thi đấu. Điều này có nghĩa là mỗi đội sẽ đảm nhận vai trò đội chủ nhà ở một lượt trận. Tuy nhiên, khi có những tình huống đặc biệt như sân nhà đang trong tình trạng sửa chữa, cải tạo hoặc bị cấm sử dụng, đội chủ nhà có thể cần tìm một sân khác để đảm bảo việc tổ chức trận đấu. Đây chính là lúc sân trung lập trở nên quan trọng.

Sân trung lập trong bóng đá là gì?
Sân trung lập được sử dụng trong một vài tình huống cụ thể

Sân trung lập không thuộc quyền sở hữu hoặc nằm trong quyền quản lý của bất kỳ đội nào tham gia trận đấu. Nó không phải là sân nhà của bất kỳ đội bóng nào, và cả hai đội đều chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm khi sử dụng sân này. Sân trung lập thường được lựa chọn để thay thế sân nhà của một trong hai đội trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi sân nhà không thể sử dụng. Điều này giúp bảo đảm tính công bằng trong mọi trận đấu, đồng thời giữ cho trận đấu diễn ra một cách thuận lợi.

Khi nào sân trung lập được sử dụng

Sau khi tìm hiểu sân trung lập trong bóng đá là gì, bạn có thắc mắc trường hợp nào sẽ sử dụng sân bóng này? Trong thế giới bóng đá, việc sử dụng sân trung lập là cơ hội để bảo vệ tính công bằng và an toàn trong các trận đấu. 2 trường hợp phổ biến khi sử dụng sân trung lập trong bóng đá là:

Sân trung lập bóng đá
Khi sân nhà không an toàn, sân trung lập sẽ được sử dụng

Tránh ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài: Trong thể thức lượt đi lượt về, một trường hợp thường xuyên khiến các đội bóng phải đối mặt là khi sân nhà của đội chủ nhà trở nên không an toàn hoặc không sử dụng được. Có thể là do các sự kiện bất ngờ như biểu tình, thảm họa tự nhiên, hoặc những yếu tố khác đe dọa tính an toàn của sân. Trong tình huống này, ban tổ chức sẽ xem xét và quyết định tổ chức trận đấu tại một sân trung lập.

Ví dụ cụ thể là trong mùa giải Laliga 2019 – 2020, trận siêu kinh điển giữa Barca và Real. Camp Nou, sân nhà của Barcelona, trở nên không an toàn do ảnh hưởng của cuộc biểu tình Tsunami Democratic. Ban tổ chức đề xuất tổ chức trận đấu ở một sân trung lập, tuy nhiên, quyết định này không được chấp nhận bởi Barcelona.

Đội nhà vi phạm luật: Một trường hợp khác là khi đội nhà vi phạm các luật an toàn tại sân nhà, thường do hành vi của các cổ động viên. Nếu có những hành động như ném pháo sáng xuống sân, đốt pháo sáng, hoặc các hành vi quấy rối gây ảnh hưởng đến an toàn và tính chất trận đấu, đội nhà có thể bị phạt và không được phép sử dụng sân nhà. Trong trường hợp này, họ sẽ phải đá trận đấu tại một sân trung lập.

Năm 2018, đội tuyển Việt Nam đã phải đối mặt với án phạt từ AFC khi có cổ động viên đốt pháo sáng trong trận đấu với Malaysia. Ban tổ chức đã quyết định đội tuyển Việt Nam phải đá trận tiếp theo ở sân trung lập. Tuy nhiên, sau đó, án phạt này đã được hủy bỏ và VFF phải trả số tiền phạt là 70.000 USD.

Xem thêm: Tifosi là gì, vì sao cổ động viên Ý lại có cái tên Tifosi

Xem thêm: Treo giò là gì trong bóng đá? Án phạt nặng như thế nào?

Qua bài viết trên, hẳn bạn đọc đã hiểu được sân trung lập trong bóng đá là gì? Nhìn chung, việc đá ở sân trung lập có thể gây ảnh hưởng tới đội đáng ra là chủ nhà của trận đấu. Chính vì vậy, các đội bóng đều cố gắng giữ an toàn cho sân nhà để được thi đấu tại sân bóng quen thuộc.